Nền nông nghiệp Israel kỳ tích trên hoang mạc khô cằn

4.5/5 - (2 bình chọn)

Israel là một đất nước nhỏ có tổng diện tích khoảng 20.000 km2, trong đó với 70% lãnh thổ là sa mạc, còn lại chủ yếu là đồi núi đá trọc và khí hậu ở quốc gia này cực kỳ khắc nghiệt. Tuy nhiên, Israel lại được công nhận là thung lũng Silicon của thế giới về lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ xử lý nước. Trong bài  viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nền nông nghiệp Israel kỳ tích trên hoang mạc khô cằn.

Giới thiệu sơ nét về đất nước Israel của người Do Thái

Trong các dân tộc trên thế giới, ít có dân tộc nào phải chịu số phận đọa đày, miệt thị và khổ ải giống như dân tộc Do Thái. Phải  lưu vong hơn 2000 năm, phân tán khắp nơi, mãi cho đến năm 1948 mới được thực hiện “giấc mơ phục quốc” . Hàng trăm ngàn người Do Thái từ khắp nơi trên toàn thế giới đã đổ về mảnh đất Israel cùng nhau xây dựng và bảo vệ đất nước giữa vòng vây cấm vận của những quốc gia Hồi giáo thù nghịch.

Nằm trên vùng đất đất khô cằn, tồi tàn và khan hiếm nước nhưng người Do Thái đã biến Israel trở thành ốc đảo xanh tốt, quốc gia khởi nghiệp và phát triển như một phép màu, làm cho thế giới không khỏi giật mình thán phục.

Nền nông nghiệp Israel

Phép màu đã làm nở hoa giữa sa mạc

Chỉ với 2,5% dân sốIsrael làm nông nghiệp nhưng mỗi năm nơi đây xuất khẩu đến 3 tỷ USD nông sản, nằm trong những nước xuất khẩu hàng đầu trên thế giới. Thung lũng Arava nằm trong những nơi khô cằn nhất thế giới nơi đây phép màu đã làm nở hoa giữa sa mạc khô cằn, nhờ áp dụng khoa học công nghệ, ý chí kiên cường và bền bỉ của người Israel.

Nền nông nghiệp Israel kỳ tích trên hoang mạc khô cằn
Nền nông nghiệp Israel kỳ tích trên hoang mạc khô cằn

Isarel trữ nước và sử dụng nước một cách tối ưu nhất

Nền nông nghiệp ở Arava gắn liền với một công trình được biết đến như một kỳ công mà con người đã tạo ra giữa lòng sa mạc, đó chính là bể chứa nước khổng lồ có tên Shizaf. Bể chứa nước này có khả năng dự trữ lên đến 150.000 m3 nước sạch, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và tưới tiêu.

Công nghệ xử lý nước của đất nước Israel thuộc hàng hiện đại nhất trên thế giới với tỉ lệ tái chế để sử dụng đến 75%
Công nghệ xử lý nước của đất nước Israel thuộc hàng hiện đại nhất trên thế giới với tỉ lệ tái chế để sử dụng đến 75%

Với khí đặc thù khí hậu khô hạn và lượng mưa rất thấp thay đổi theo mùa (Phía Bắc lượng mưa chỉ khoảng 800 mm/năm và tại phía Nam chỉ khoảng 50 mm/năm. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 11 đến khoảng tháng 3 năm sau, trong khi lượng nước bốc hơi tự nhiên từ 1.900 đến 2.600 mm/năm nên sẽ không có gì ngạc nhiên khi nước tại Israel được xem như vàng trắng. Công nghệ xử lý nước của đất nước Israel thuộc hàng hiện đại nhất trên thế giới với tỉ lệ tái chếđể sử dụng đến 75%. Hệ thống tưới nước nhỏ giọt hoàn hảo đến mức sẽ không bỏ phí bất kì một giọt nào.

Nuôi cá ngay trong lòng sa mạc

Người dân Isarel không chỉ sử dụng đất của sa mạc để trồng cây mà còn tận dụng để nuôi trồng thủy sản và phát triển các trang trại cá lớn đều đó mang lại nhiều thu nhập hơn cho quốc gia này.

Công nghệ nuôi cá trên sa mạc đạt năng suất cao của Israel
Công nghệ nuôi cá trên sa mạc đạt năng suất cao của Israel

Hệ thống nuôi cá trên sa mạc của Israel với nước lợ chất lượng thấp, nước này có chứa hàm lượng muối cao và rất cần thiết để nuôi cá biển, người nuôi bơm nước qua đất vào các bể nuôi cá. Đặc biệt, hệ thống này còn sử dụng các vi khuẩn đã được phát triển để làm sạch bể nuôi cũng như các mầm bệnh ở cá, khiến cho hầu như không có chất thải và không cần thay nước.

Khoa học thực sự gần gũi với người nông dân

Điều đặc biệt tại Israel đó là sự gần gũi, kết hợp để cùng phát triển giữa các nhà khoa học kỹ thuật và người nông dân. Một trong các lợi thế của sự kết hợp giữa khoa học và nông dân tại Israel mang tính cộng đồng rất cao. Nhà khoa học rất gần gũi với đồng ruộng và một trng số họ cũng chính là nông dân hoặc nắm giữ vai trò tư vấn trực tiếp.

Nền nông nghiệp Israel kỳ tích trên hoang mạc khô cằn
Nền nông nghiệp Israel kỳ tích trên hoang mạc khô cằn

Tại những trung tâm nông nghiệp lớn, hay các “làng nông nghiệp” (Kibbutz) của Israel đều có sự xuất hiện của các phòng nghiên cứu hoặc các đại diện của viện khoa học. Giống cây mới, các nghiên cứu mới về hệ thống nhà kính đầu tiên sẽ được thí nghiệm, sau đó sẽ áp dụng thử nghiệm cùng với một hộ nông dân bằng nguồn vốn hỗ trợ trong hệ thống tài chính vi mô hay từ chính quỹ của viện thí nghiệm, trước khi được triển khai thương mại.

Israel đầu tư cho nghiên cứu thuộc loại lớn nhất thế giới với khoảng 100 triệu USD mỗi năm, chiếm đến khoảng 3% tổng sản lượng nông nghiệp quốc gia. Những nhà khoa học thuộc các trung tâm không chỉ nghiên cứu sức đề kháng hạn hán của thực vật mà còn tạo ra những giống rau và cây trồng mới có năng suất cao, cũng như phương pháp kiểm soát sinh học và chống sâu bệnh.

Ngày nay, các nghiên cứu, đổi mới, thành tựu của Israel về nông nghiệp trên hoang mạc đã được toàn thế giới biết đến, góp phần vào việc giải quyết vấn đề đối với tất cả những cư dân sa mạc trên thế giới, đều này khiến cho ngay cả những quốc gia lớn cũng phải thán phục.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.